Hướng dẫn kiểm tra đồng hồ áp suất khi nhận hàng từ VanGiaRe.com
Vị trí kim đồng hồ luôn ở vị trí số 0. Trường hợp đồng hồ áp suất lệch kim (ở loại có dầu), khắc phục bằng cách mở nút cao su đen trên đầu đồng hồ, đổ bớt dầu (nếu cần), kim sẽ trở lại vị trí bình thường.

Cách siết đồng hồ áp suất
- Không nên sử dụng tay cầm nắm mặt xoay siết đồng hồ vào hệ thông
- Nên sử dụng mỏ lết siết ở vị trí có gờ siết, phía dưới mặt đồng hồ (như hình)

Hướng dẫn lắp đồng hồ đo áp suất vào hệ thống
- Với hệ thống hơi nóng: nên xài ống xi phong để giảm tác động lên đồng hồ
- Với hệ thống rung lắc, môi trường không cấm dầu Glycerin, nên xài đồng hồ áp suất dầu để bảo về và đọc vị trí kim tốt.

Quy định đổi trả, bảo hành tại VanGiaRe.com
- Hoàn 100% tiền hàng cho sản phẩm chưa qua sử dụng, nhưng không chịu phí vận chuyển nếu khách hàng đã mua nhưng đổi ý trong thời hạn 3 ngày. Nếu quá 3 ngày vui long liên hệ shop hỗ trợ.
- Sản phẩm bị lỗi, gửi trả về shop kiểm tra là lỗi nhà sản xuất: 1 đổi 1 hoặc hoàn tiền (Bao gồm phí vận chuyển).
- Sản phẩm bị lỗi do người sử dụng, shop chỉ hỗ trợ phí sửa chữa (không hỗ trợ phí thay thế linh kiện + vận chuyển)
Cách lựa chọn thang đo đồng hồ áp suất
Xác định đơn vị đo đồng hồ áp suất
Ở 1 đồng hồ đo áp suất có vô vàn đơn vị đo áp suất: kgf/cm2, mbar, bar, Mpa, cmHg, mmHg, inHg,… Người mua thực sự cần xác định đơn vị đo áp suất đầu tiên trước khi tiến hành chọn mua đồng hồ. Những vấn đề phát sinh nếu chọn sai đơn vị như là: đọc hiểu không được dẫn tới ảnh hưởng hệ thống, gãy kim do quá áp, không nhích kim do thang đo lớn hơn mức đang đo.
Xác định dải đo của đồng hồ áp suất
Lý do nên xác định dải đo áp suất
- Dải đo qua bé, áp suất trong hệ thống đo quá cao => gãy kim
- Dải đo quá lớn, áp suất trong hệ thống đo quá nhỏ => không nhích kim
Ví dụ: Muốn đo áp lực nước gia đình, thì nên chọn dải đo 5kgf/cm2. Nếu áp lực quá yếu, kim không nhích, nên hạ xuống dải 1kg hay 3kg. Nếu áp lực quá mạnh nên chọn dải 10kg.
Chọn dải đo luôn phải dư ra so với hệ thống. Ví dụ: hệ thống 10kg, không nên chọn loại 0 ~ 10kg, vì trường hợp quá áp, kim không nhảy lên được, dẫn đến hỏng kim. Lúc này chọn loại 0~ 15kg là hợp lý nhất.
Xác định chất liệu đồng hồ
Việc xác định này thực sự cần thiết ở những môi trường như muối, axit, nước nóng…Các môi trường này làm cho chất liệu đồng rất dễ bị oxi hóa và gỉ sét. Lúc này, cần thiết nên tham khảo chất liệu inox 304 hoặc inox 316 trở lên. Với các môi trường bình thường như nước, hơi, khí nén không chứa chất oxi hóa thì chất liệu đồng, thép là hoàn toàn có thể đáp ứng được

Xác định đường kính mặt
Đường kính mặt quyết định hơn đường kính chân ren vì một số lý do sau:
- Chân ren có thể thay đổi nhờ vào đầu nối chuyển đổi kích thước: cà rá (tăng ren), măng sông (giảm ren)
- Đường kính mặt phù hợp với hệ thống lắp đặt và vị trí lắp. Nếu lắp để quan sát từ xa như nồi hơi hay lò hơi, nên chọn mặt lớn. Nếu lắp ở hệ thống gia dụng nhỏ, sân vườn thì lắp mặt nhỏ
- Các kích thước mặt phổ biến trên thị trường: 40mm, 50mm, 63mm, 80mm, 100mm, 150mm, 200mm, 250mm…
Xác định kích thước chân nối, kiểu nối
- Các kiểu nối chuẩn: nối ren hoặc nối bích
- Kích thước chân ren: 9.6mm (1/8″), 13mm (1/4″), 17mm (3/8″), 21mm (1/2″)
- Kích thước mặt bích: DN15, DN20, DN25…
- Loại chân nối: chân đứng, chân sau, chân có màng, chân sau có vành, chân đứng có vành….Chân có màng giúp bảo vệ đồng hồ, đặc biệt đồng hồ chân lắp mặt bích giúp giữ chặt đồng hồ ở điều kiện áp suất hệ thống cao, kết nối ren chịu áp không được. Đồng hồ có vành, giúp cố định mặt đồng hồ ở những vị trí nhất định.

Xác định chức năng
- Đo áp suất cơ bản: nên xài đồng hồ áp suất cơ. Ngoài ra còn có đồng hồ đo áp suất điện tử
- Đo áp suất kèm rơ le tiếp điểm: đồng hồ áp suất 3 kim có tiếp điểm, Rơ le áp suất đồng hồ điện tử
- Đo áp suất kèm nhiệt độ: đồng hồ đo áp suất và nhiệt độ cùng lúc
Cách lựa chọn mua đồng hồ áp suất dầu hay hơi
Trên thị trường đồng hồ áp suất hiện nay như nói có rất nhiều chủng loại khác nhau, thương hiệu khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ bắt đầu phân biệt từ có dầu với không dầu. Vậy giữa 2 dòng này khác biệt chỗ nào? Và tại sao lại có người cho rằng đồng hồ áp lực có dầu tốt hơn không dầu trong công nghiệp. Vậy bây giờ sẽ cung cấp cho khách hàng những Kiến Thức chung về vấn đề này. Vì đề tài lại so sánh nên sẽ chỉ đưa ra nhận định giúp khách hàng có quyết định phù hợp với nhu cầu, trường hợp cá nhân thôi.
Trước tiên, về giá: giá của đồng hồ có dầu Đa phần – cao hơn – so với loại không dầu nếu cùng kích thước, thông số kỹ thuật. Tại sao? Tại vì có thêm dầu thôi. ^^ thêm gì đều thêm tiền quy luật vậy rồi. Nhưng đây chỉ là một phần thôi, vì thực tế các bạn biết đó ở không dầu bạn có thể sử dụng nguyên liệu vỏ nhựa đi. Nhưng khi có dầu rồi thì nhựa không thực sự thích hợp làm vỏ. Họ sẽ thay thế bằng inox, thép bền hơn. Điều này kéo theo chi phí tăng, nên giá thành ra cho 1 con đồng hồ áp suất có dầu nhỉnh hơn không dầu. Nên, nếu ra ngoài mua mà người bán nói đồng hồ thép không dầu 10kg D63mm: 200,000 ngàn và đồng hồ có dầu 170,000 ngàn. Là có gì đó không ổn. Nếu bạn chọn mua 200,000 không dầu vì nghĩ mắc nên tốt là bạn bị hố rồi (vì ở có 88,000 ngàn à, bao phí giao hàng trong tphcm luôn). Còn nếu bạn chọn mua 170,000 ngàn tiết kiệm thì cũng hố luôn (vì bán có 117,000 ngàn à, giao hàng tận nơi luôn, 1 cái cũng giao). Nên các bạn nhớ mua của nhé. :)) *Đây là ví dụ vui thôi, trên thực tế giá cả không phải quyết định, có kinh nghiệm và thông tin sẽ kì kèo trả được giá tốt. Quan trọng vẫn là mục đích Sử dụng mà người kỹ thuật sẽ đưa ra quyết định có dầu với không dầu. Và mình sẽ tư vấn tiếp dưới.
Hầu hết ở hệ thông áp suất thay vì môi trường thường – nhiệt độ phòng không nói. Nhưng hầu hết ở nhà máy, công trình sẽ là môi trường lạnh và nóng nhiều hơn. Có khi còn ẩm nữa vì thời tiết Việt Nam là nhiệt đới mà. Thì dung môi có dầu sẽ giúp cho kim đồng hồ hoạt động trơn tru hơn, nhạy và chính xác hơn. . Đặc biệt, nhất là khi hệ thống hoạt động có rung. Thì có dầu giúp giảm ma sát trong vận chuyển của kim đồng hồ, hạn chế công kim, gãy kim, tăng sự chính xác của kết quả đo.
Vậy đồng hồ không dầu thực sự thích hợp với môi trường và điều kiện nào? Trước hết là môi trường nghiêm cấm và hạn chế dung môi dầu và chất dễ gây cháy.
Thứ 2, đồng hồ áp suất không dầu còn có ưu điểm hơn có dầu ở chỗ. Khi dùng một thời gian nhất đình dầu trong đồng hồ có dầu sẽ bị chuyển màu (thường sang ố vàng) vì nhiệt làm biến đổi chất dầu và làm màu sẫm đi. Điều này gây khó khăn trong việc quan sát áp suất trên mặt kính.
Tuyệt kỹ trị bệnh rung kim của đồng hồ áp suất
Đối tượng mà bài viết hướng tới:
- Những người không chuyên sẽ mua đồng hồ áp lực (nên đọc)
- Những người hơi chuyên đã mua đồng hồ không dầu (nên đọc)
- Những người không biết làm sao khi đồng hồ bị rung (rất nên đọc)
Bệnh lý: RUNG…..với một cấp độ từ nhẹ đến vừa và nặng đến mức không đọc được chỉ số. Dù cho lắp đồng hồ xa hay gần thiết bị chạy như máy bơm, máy nén khí..
Nguyên nhân từ đâu?: Bạn biết đó kim đồng hồ rất rất nhạy, những tác đồng dù nhỏ hay lớn, xa hay gần, chạy trong đường ống mà trên đó lắp 1 đồng hồ thì kiểu gì cũng rung. Rung nhẹ , thì bỏ qua. OK cũng được, nhưng về dần kim sẽ mau hư hơn. Nên đằng nào bạn cũng phải tham khảo bài viết này.
Khắc phục: 1 cách duy nhất. Đi mua đồng hồ có dầu. (Chấm hết). Như bài viết về Lựa chọn đồng hồ có dầu hay không dầu, cái nào đúng
Mình có đề cập là xét về độ bền và tạo sự êm (chống rung) cho kim đồng hồ thì đồng hồ có dầu là 1 thiết bị phù hợp hơn không dầu. Không phải mình đưa ra gợi ý như vầy là bắt ép. Bởi vì nếu bạn tìm mua 2 dòng sản phẩm này (thông số kích thước, kỹ thuật như nhau) và tìm mua thì:
1 thằng có dầu: 117,000 – 1 thằng không dầu 88,000 và chênh lệch của nó là 30,000 thực chất không quá lớn.
Tuy nhiên có nhiều người nói là xài có dầu, sau này dầu sẫm màu cũng khó nhìn được chỉ số đo, hoặc dầu khô đi. Về vấn đề này mình nói ở bài sau. Nên lời cuối, hi vọng các bạn đang có dự tính mua đồng hồ cần xem xét để đưa ra quyết định đúng.
3 Bước đơn giản để điều chỉnh kim đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ khi bị lệch khỏi số 0
Nguyên nhân:
- Ngay cả khi do chúng ta sử dụng đồng hồ lâu năm, dây cót ở trong giãn làm kim không về đúng vạch số 0.
- Rớt đồng hồ, kim giật cứng không về số 0
- hoặc, có khi chẳng làm gì, để lâu không xài kim cũng không chịu ở vạch xuất phát 0 – trường hợp này ai làm cửa hàng, công ty thương mại sẽ gặp hoài. Vì nhập hàng, để hàng lâu là bị mà hầu hết để ý toàn để nằm, nên lực hút đôi khi làm kim lệch đi.
Nói chung là vô vàn lý do, nhưng quan trọng nhất là làm sao để sửa. Vậy thì sẽ giới thiệu cách sửa chữa cho kim về số 0.
- Bước 1: Mở mặt kính đồng hồ ra. Thông thường có 2 dạng, có ốc vít nối thì mở ốc vít ra (như hình 1). Không có thì bạn phải xoay (như hình 2). Xoay chiều ngược chiều kim đồng hồ nhé.
- Bước 2: Nếu trên đuôi kim có vít chỉnh thì chỉnh trực tiếp như hình. Nhớ là cũng xoay ngược chiều kim, bạn xoay vừa phải đừng xoay sát quá và mạnh quá. Vì chúng ta điều chỉnh kim để quay chạm vừa đúng với số 0, chứ không chỉnh quá sát để cứng yên dưới số 0. Nếu đuôi kim không có ốc vít điều chỉnh. thì buộc lòng phải tháo kim ra. sau đó đặt kim đúng vạch 0 và ấn lắp kim lại.
-
Bước 3: lắp mặt kính về như cũ. Trong quá trình làm lưu ý là đừng dùng lực mạnh, dễ làm cong kim. Sau khi thực nghiệm xong mà nó không về số 0, thì buộc lòng phải thay mới đồng hồ.