Chúng ta thử hình dung, khi máy bơm có sự cố không hoạt động, nước từ trong ống chảy ngược lại bơm. Khi quạt thổi khí thải từ nhà máy hoặc máy móc, thổi ra bên ngoài, nhưng do sự cố khí này thổi ngược lại. Khi nước thải bẩn, khí thải có độc tố, dòng hóa chất pha trộn chảy theo chiều ngược lại… Rõ ràng là rất không tốt cho môi trường làm việc, có thể gây hư hỏng máy móc thiết bị, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho con ngưới … Chúng ta cần phải khống chế dòng chất lỏng hoặc luồng khí đó.
Khi đó van một chiều được dùng như một thiết bị an toàn, để bảo vệ hệ thống đường ống, máy móc, xa hơn là bảo vệ tài sản, môi trường và con người. Vậy van 1 chiều là gì? Tại sao khi tôi đã lắp van 1 chiều mà vẫn có dòng chảy ngược về? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này
Van 1 chiều là gì?
Van 1 chiều (Tên tiếng anh là “Check Valve”). Cái tên nói lên định nghĩa của loại van này, tức là loại van chỉ cho dòng lưu chất chảy theo một chiều duy nhất, không chảy theo chiều ngược lại, hoặc tự động ngắt dòng khi có dòng chảy ngược.
Phân loại van 1 chiều
Van 1 chiều có nhiều loại như: van 1 chiều lò xo, van 1 chiều lá lật, van 1 chiều bướm, van 1 chiều đĩa….
Cấu tạo của van 1 chiều
Để đơn giản bài viết, các phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu dựa trên đại diện của van 1 chiều đó là van 1 chiều lá lật (loại van phổ biến nhất trong ngàng hiện nay). Dưới đây là cấu tạo van 1 chiều loại lá lật, bao gồm:
1. Nắp đậy: Chất liệu để sản xuất chi tiết này trùng với chất liệu của thân van như: gang, inox, đồng…
2. Chốt: Thường được làm bằng thép bu lông không gỉ.
3. Thân van: Có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng hơn khi chất liệu chế tạo chi tiết này đa dạng: đồng, inox, nhựa, gang, thép đúc.
4. Chốt định bị hay còn gọi là chốt xoay bản lề: Nó được làm bằng thép không gỉ.
5. Vòng đệm hay còn gọi phớt: Được làm bằng cao su có độ mềm, dẻo, đàn hồi tốt. Chức năng của nó đó là làm kín, giảm độ ồn và giảm âm khi làm việc.
6. Chốt đĩa: Chi tiết này được làm bằng thép không gỉ.
7. Đĩa van: Thông thường người ta thường chọn van 1 chiều có đĩa làm bằng inox, thép bọc cao su, kim loại gang, để hạn chế ăn mòn, oxi hóa.
Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều
Dựa theo cấu tạo bên trong, sẽ có 1 bộ phận đảm nhận trách nhiệm đóng/mở cho van. Khác với các van 2 chiều khi bộ phận đóng mở van 2 chiều cho phép dòng chảy 2 chiều trao đổi qua lại với nhau, thì ở van 1 chiều, bộ phận đóng/mở chỉ cho dòng chảy từ bên trái qua phải (hoặc ngược lại) theo chiều mũi tên trên van quy định.
Các loại van 1 chiều phổ biến
Van 1 chiều lá lật là loại van dùng để bảo vệ chống lại dòng chảy ngược, chỉ cho dòng chảy đi qua theo một hướng duy nhất và ngăn không cho dòng chảy theo chiều ngược lại. Lá van được thiết kế nghiêng 45° nên đóng rất nhanh, giảm thiểu sự va đập của dòng chảy. Loại van này vận hành hoàn toàn tự động dựa vào lực chảy của dòng nước. Van được kết nối vào hệ thống dạng mặt bích cả hai mặt, đĩa van dạng lá lật.
Van 1 chiều đĩa là van một chiều có đĩa van có thể trượt lên, xuống theo cơ cấu thân van, qua đó chúng cho phép hoặc không cho phép đi qua van. Cụ thể: Khi dòng lưu chất qua van từ cửa vào, lực đẩy của dòng lưu chất đẩy đĩa van trượt lên và cho phép dòng lưu chất đi qua van. Ngược lại, khi ngắt dòng lưu chất, do trọng lượng đĩa van tác động, đĩa van trượt về vị trí đóng ban đầu và ăn khớp với bộ phận đệm làm kín. Đồng thời ngăn không cho dòng lưu chất chảy ngược qua van.
Dễ hiểu hơn nó là phần điều chỉnh dòng chảy vật chất. Khi xuất hiện dòng chảy thì áp suất hay lực của dòng chảy lò xo sẽ nâng lên khỏi vòng làm kín. Khi không có dòng chảy nữa thì nó sẽ ở lại vị trí đóng nhờ tỷ trọng. Van một chiều loại này cũng có hai kiểu thiết kế để hoạt động ở vị trí nằm ngang và vị trí thẳng đứng.
Van 1 chiều lò xo là loại van dùng để bảo vệ chống lại dòng chảy ngược, chỉ cho dòng chảy đi qua theo một hướng duy nhất và ngăn không cho dòng chảy theo chiều ngược lại. Van vận hành hoàn toàn tự động dựa vào lực chảy của dòng nước. Với thiết kế đĩa van lò xo, đĩa van được gắn lò xo cố định trong thân van. Khi dòng lưu chất đi qua van từ cửa vào, lực đẩy dòng lưu chất tác động lên đĩa van, khiến đĩa van ép chặt lò xo và cho phép dòng lưu chất qua van. Khi ngắt dòng lưu chất, lực hồi lò xo đẩy đĩa van về vị trí đóng, ép sát vào bộ phận đệm và không cho dòng lưu chất chảy ngược lại.
Van bướm một chiều hay còn gọi là van một chiều cánh bướm là loại van đóng mở nhờ bộ phận cánh van có dạng cánh bướm có thiết kế nhằm giảm thiểu va chạm thủy lực. Nhìn chung loại van này có van một chiều cửa đôi, hai cánh van có dạng cánh bướm. Khi dòng lưu chất đi qua van từ cửa vào, lực đẩy dòng lưu chất tác động lên hai cánh van khiến chúng mở ra, cho phép dòng lưu chất qua van. Khi ngắt dòng lưu chất đi vào, lực hồi lò xo khiến hai cánh van khép lại, về vị trí đóng ban đầu và ngăn không cho dòng lưu chất chảy ngược lại.
Van 1 chiều đối trọng đây là loại van điều khiển bằng thủy lực, mở/đóng bằng bởi trọng lương được tác động. Van một chiều đối trọng được thiết kế để lắp vào đầu ra của mộ thệ thống đường ống, hệ thống kiểm soát bằng thủy lực, kiểm tra và thường được đặt sau các hệ thống máy bơm. Bảo vệ các hệ thống máy móc.
Van một chiều cửa lật – van một chiều cheo lá lật Đây là dạng van cánh lật được thiết kế đơn giản nhưng độ hiệu quả tương đối cao. Cánh van được cấu tạo gắn trên thân van thông qua một chiếc bản lề. Van được làm từ vật liệu inox . Van hoạt động cho phép dòng chảy đi qua một chiều nhất định. Đây là một sản phẩm không thể thiếu trong các hệ thống máy bơm nước, bình nóng lạnh, bình Co2,….
Hướng dẫn lắp đặt van 1 chiều
Bước 1: Kiểm tra độ kín trước khi tiến hành lắp đặt.
Tuỳ theo loại van bạn đã mua sẽ có các cách test cụ thể, tuy nhiên chúng ta có 1 cách kiểm tra đơn giản nhất là thổi 1 luồng hơi vào van ngược chiều mũi tên.
Bước 2: xác định vị trí cần lắp đặt.
Việc xác định vị trí cực kỳ quan trọng bởi các vấn đề sau: vị trí có ảnh hưởng đến áp lực 2 bên van dẫn tới hiện tượng van đóng/mở không kín gây rò rỉ dòng chảy. Xác định vị trí còn giúp dễ kiểm soát, bảo trì, bảo quản tốt và đặc biệt đảm bảo van hoạt động hiệu quả.
1 câu hỏi rất phổ biến mà khách hàng hay đề cập với chúng tôi là:
Lắp van 1 chiều cho máy bơm thì lắp trước hay lắp sau là hợp lý?
Câu trả lời của chúng tôi là tuỳ thuộc mục đích sử dụng của van 1 chiều với máy bơm là gì, cụ thể: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế có thể dùng một hoặc nhiều van một chiều. nếu như li tâm đặt trên bờ để hút nước dưới giếng hay ao hồ thì người ta phải lắp van một chiều hay còn gọi là lup bê tại đầu lấy nước để nó giữ nước mồi ban đầu. Vũng là bơm như thế nà mà cần đẩy lên cao và đi xa người ta phải lắp thêm một cái van một chiều nữa bằng thau tại đầu ra của bơm để khi đang bơm mà tắt máy không bị cột áp dội về làm bung lup bê phía dưới
Bước 3: xác định kích thước, áp lực chịu đựng của van
Về kích thước, người dùng nên xài van có kích thước phù hợp với đường ống. Ở thị trường có cung cấp các đầu chuyển ren giúp chuyển ren phù hợp, tuy nhiên chúng tôi vẫn khuyến cáo 1 van quá to không thể lắp vào đường ống quá nhỏ (dù cho đã sử dụng ren chuyển) thì khi đó lưu lượng qua ống sẽ có áp lực đẩy rất thấp không đủ đẩy bộ phận đóng/mở bên trong van 1 chiều. Tương tự 1 ống quá to lại xài 1 van 1 chiều quá nhỏ làm cho van 1 chiều chịu áp quá tải gây hỏng bộ phận bên trong van, xì van.
Bước 4: luôn lưu ý chiều mũi tên trên van
Van 1 chiều chỉ hoạt động đúng và tốt với điều kiện tiên quyết đầu tiên là phải lắp đúng theo chiều mũi tên sau cho chiều dòng chảy cùng hướng với chiều mũi tên trên thân van.
Bước 5: Đảm bảo hệ thống không có vật cản.
Hầu hết các van 1 chiều không trang bị lưới lọc để lọc vật cản, khắc phục điểm yếu này thì chúng ta nên mua thêm lọc y (van y lọc) để lọc rác đi qua van, hạn chế gây tắc nghẹn hệ thống. Cũng lưu ý trước khi lắp đặt van cũng làm sạch đường ống trước.
Lưu ý: Một số thiết bị: y lọc, góc chuyển, bơm..có thể gây ra tình trạng bất ổn của dòng chảy như làm áp lực thay đổi tác động lên lá (đĩa) của van. Gây hiện tượng van đóng/mở liên tục, nước sẽ rò rỉ ngược lại. Khắc phục tình trạng này, nên lắp van cách xa 1 khoảng cách bằng 10 lần DN (Đường kính trong của ống)
Dưới đây là sơ đồ lắp đặt van 1 chiều có thể tham khảo: