Hẳn là cuộc sống hằng ngày chúng ta không tránh khỏi tiếp xúc với các phụ kiện, thiết bị có đầu nối ren (nối răng cưa). Ưu điểm, kết cấu răng cửa giúp kết nối 2 bộ phận lại với nhau 1 cách chắc chắn. Tuy nhiên, rất nhiều người dùng gặp phải tình trạng đau đầu vì quá nhiều kích thước khác nhau mà thị trường hay người bán giới thiệu. Vậy, làm sao để chúng ta biết được kích thước chính xác của vật thể ren là bao nhiêu để có thể tìm mua đúng, trách quá trình đổi / trả hàng hoá mất thời gian và tiền bạc. Bài viết này sẽ cung cấp để bạn cách để đo ren trong cũng như ren ngoài của 1 vật.
Lưu ý: Van Giá Rẻ sẽ giới thiệu phương pháp đo bằng thước kẹp. Lý do chúng tôi chọn phương pháp này vì đây là cách đo phổ biến nhất được dùng trong ngành. Ngoài các cách đo trong bài viết này, còn có đo bằng dưỡng đo ren, thước lá, panme đo ren…
Trước tiên chúng ta tìm hiểu sơ về cấu tạo của thước kép (hay còn gọi là thước cặp)
Thước kẹp là gì?
Thước kẹp là 1 dụng cụ chuyên dụng để đo đường kính ngoài của 1 vật thể nhất định. Thước kẹp gồm nhiều loại khác nhau được phân chia theo chức năng như thước cơ, thước điện tử…và chiều dài cũng như đơn vị đo lường của thước (hệ mm, hệ inch,…)
Với 1 đầu cố định, 1 đầu di chuyển kẹp/cặp lại phần mép bên kia của vật thể giúp thước kẹp cố định để đo nhờ đó mà kết quả đo lường chính xác hơn. Sự nhỏ gọn, dễ dùng, đa dạng, tính di động cao giúp thiết bị này cực kỳ phổ biến trong đo lường cơ khí.
Cấu tạo thước kẹp

Thước kẹp cơ bản sẽ có cấu tạo các bộ phận như sau:
- Mỏ đo trong
- Mỏ đo ngoài
- Vít khử độ dơ
- Bộ phận di động
- Thước phụ
- Thước chính
- Thân thước
- Thanh đo độ sâu.
Phân loại thước kẹp

– Thước kẹp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số
– Thước kẹp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí
– Thước kẹp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử
Thông số mức độ chính xác

– Thước Kẹp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm.
– Thước Kẹp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm.
– Thước Kẹp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm.
Cách sử dụng

– Trước khi đo cần kiểm tra thước có chính xác không bằng cách kéo du xích về vị trí 0 ban đầu.
– Kiểm tra bề mặt vật đo có sạch không.
– Khi đo phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với mặt phẳng cần đo.
– Muốn lấy thước ra khỏi vị trí đo thì phải vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính.

Cách đọc chỉ số kết quả đo

– Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước trên thước chính.
– Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích ( tại phần trùng )
+ Đọc giá trị đến 1.0mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên trái của điểm “0” trên thanh trượt. Như hình là 45mm.
+ Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng với vạch trên thang đo chính. Như hình là 0.25mm.
+ Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau. Gía trị ở trên hình là: 45 + 0.25 = 45.25mm.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết đo ren trong ren ngoài bằng thước cặp
Hướng dẫn đo ren trong
Cách dùng thước kẹp để đo đường kính ngoài của ren (Male Pipe Threads): Đặt vật thể cần đo ren vào đầu cố định của thước, đẩy con trượt ở phần đầu kẹp còn lại tiến sát chạm vào mép còn lại của vật thể. Vạch số 0 (bên dưới) của phần thước trượt là kết quả đo của vật thể. Nếu bạn sử dụng thước kẹp điện tử thì phần đọc kết quả đo sẽ hiện thì ngay trực tiếp trên màn hình điện tử của thước (lưu ý trước khi đo, thước phải khép kín 2 mỏ kẹp và hiện thị số 0. Cần lưu ý đơn vị đo đi kèm tránh nhầm lẫn).
Hướng dẫn đo ren ngoài
Sử dụng Mỏ đo trong để đo đường kính ren trong. Lưu ý đường kính ren trong được quy định từ đỉnh ren trong này sang đỉnh ren trong kia. Rất nhiều người đo chỉ quan tâm đến đo đường kính lỗ mà bỏ qua 2 đỉnh ren dẫn đến kết quả đo sai.

Bảng thông số tham khảo kết quả đo
Dưới dây là bảng thông số ren phổ biến trong ngành, các bạn có thể tham khảo đối chiếu để có được kết quả đo đúng hơn.
