Thị trường van công nghiệp rất đa dạng, đủ mọi chủng loại, thương hiệu, chất lượng, xuất xứ. Tuy nhiên, bạn sẽ nghe đâu đó “chính hãng” và “chợ trời”. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn thông tin để phân biệt van chính hãng và van chợ trời.
Định nghĩa “van công nghiệp chính hãng” và “van chợ trời”
– Van chính hãng là thương hiệu trên van là do chính công ty sở hữu thương hiệu đó sản xuất và hầu hết chúng là những thương hiệu có tiếng, phổ biến trên thị trường. Ví dụ: van Yoshitake là chính hãng trực thuộc công ty Yoshitake.Inc, van Sanwoo là thương hiệu chính hãng của Sanwoovalve.co.ltd hay dòng van Tung Lung thuộc chính hãng Tung Lung – Tung Fa valve corp. Nói tóm gọn, thương hiệu chính hãng luôn thuộc sở hữu độc quyền của 1 công ty chính hãng cùng tên.
– Van chợ trời là van không rõ xuất xứ, thương hiệu thường không được biết đến nhiều trong ngành van công nghiệp. Thậm chí một số van chợ trời còn không có hiệu nào cả.
Phân biệt van chính hãng và van chợ trời
Về chất lượng: chất lượng của van chính hãng luôn tốt hơn van chợ trời. Vì một thương hiệu chính hãng là một thương hiệu có tiếng thuộc 1 công ty lớn, có quy mô, nên họ đầu tư về chất lượng khi sản xuất 1 sản phẩm chắc chắn sẽ tốt hơn và cao hơn so 1 nhà xưởng nhỏ lẻ sản xuất van chợ trời.
Về giá cả: van chính hãng sẽ có giá thành cao hơn van chợ trời vì một số nguyên lý cơ bản sau: họ đầu tư nhiều vào chất lượng van, đầu tư vào đội ngũ marketing, đầu tư vào dịch vụ chăm sóc khách hàng…chi phí đầu vào vượt trội dẫn đến giá bán đầu ra buộc phải cao hơn van chợ trời. Ví dụ: nếu mua van bi đồng chính hãng của Miha (việt nam) thì giá tầm vài chục ngàn, van bi đồng chính hãng của Italy thì vài trăm ngàn, nhưng chỉ cần bước vào cửa hàng điện – nước – gia dụng thì giá chỉ chừng mười mấy ngàn vì họ đưa cho bạn 1 cái van không nhãn mác hoặc thương hiệu lạ hoắc của Trung Quốc.
Về xuất xứ: van chính hãng sẽ có xuất xứ chính gốc từ công ty mẹ sản xuất, vì dụ: sanwoo của Hàn Quốc. 317 hay Tung Lung của Đài Loan, Yoshitake của Nhật, ARV hay LYE của Malaysia, Itap của Italy…

Về chứng từ: Van chính hãng thường có chứng từ CO-CQ đi kèm, CO: certificate of origin – chứng nhận xuất xứ, CQ: certificate of quality – chứng nhận chất lượng. Packing list: danh sách đóng gói. Đây là những chứng từ phổ biến đối với hàng chính hãng nhập khẩu nước ngoài. Những chứng từ này không những cần thiết để xác minh nguồn gốc, chất lượng hàng hóa còn là cơ sơ cho các nhà thầu, xây dựng dự án, công trình trong quá trình hoàn tất thủ tục bàn giao. Van chợ trời sẽ hoàn toàn không cấp chứng từ trên cho khách hàng. Vì hầu hết họ nhập lậu, sản phẩm không biết xuất xứ, lái buôn qua nhiều trung gian….
Về bảo hành: van chính hãng luôn được bảo hành tối thiểu 6 tháng, trung bình là 1 năm. Bảo hành van luôn đi kèm với những yêu cầu được bảo hành như: khách hàng không tùy ý chỉnh sửa van khi van lỗi, còn nhãn mác hay chứng từ đi kèm để kiểm chứng, phiếu bảo hành còn thời hạn, bảo hành dựa trên lỗi nhà sản xuất và bảo hành dựa trên hỗ trợ cho khách hàng…
Về đại lý, cửa hàng, công ty phân phối, đại diện: hầu hết van chính hãng sẽ có những đại lý, cửa hàng phân phối hay đại diện cung cấp van trên thị trường. Đây là những công ty được hợp thức hóa hợp tác trở thành đại diện của thương hiệu đó. So với công ty khác, họ có mức giá cực kỳ tốt, hậu mãi đầy đủ, chính sách hỗ trợ tốt và đặc biệt họ sẽ được biết trên thị trường van với những dân cùng ngành. Sẽ cũng có những công ty mà bạn nghe là phân phối, là đại lý nhưng trên thực tế họ lại thương mại, hoặc là những đại lý cấp thấp, nhỏ lẻ nên giá thành họ khá cao. Do đó, tìm một đại lý gốc đòi hỏi khách hàng phải bỏ chút thời gian tìm hiểu hoặc có thể yêu cầu họ báo giá để cùng với yêu cầu: xem thử mẫu, chứng từ, bảo hành…để có thể xem xét công ty hay cửa hàng nào thực sự là đại lý tốt nhất.
Những khu van công nghiệp chợ trời phổ biến ở Tp.HCM
#1 Khu chợ dân sinh (Quận 1): đây là địa điểm cực kỳ quen thuộc với dân cơ khí, công nghiệp. Ở đây cung cấp tất tận tật mọi mặt hàng, chủng loại, xuất xứ, cũ hay mới….từ giá chỉ vài chục đến khi lên tới tiền triệu.

#2 Khu chợ đồ cũ, cơ khí, điện tử: Nhật Tảo, Chợ nghĩa địa Biên Hòa – Đồng Nai, tuyến đường dọc Quốc Lộ 1A, hoặc những tụ điểm bán tập trung trên các con đường: Tạ Uyên, Gò Mây…

#3 Khu chợ online: đặc thù của loại hình này sự kết hợp phương thức người cần bán đăng bán online, người mua truy cập và sau đó họ sẽ tự tìm đến hoặc qua trung gian trang web thương mại điện tử. Nổi tiếng có vatgia.com, bình dân có chotot.vn, và các trang nhỏ lẻ khác như: chocokhi.vn, cokhicu.vn, chodansinh.net,….
Ưu điểm của những tụ điểm chợ trời
Đủ loại mặt hàng, phong phú từ hình dáng, chất liệu, thương hiệu chất lượng, giá cả rẻ, có thể mua phụ tùng về sửa chữa hoặc họ nhận sửa chữa nếu khách có nhu cầu.
Nhược điểm: dễ bị hét giá, hay mua nhầm, không được bảo hành, chất lượng không như mong đợi…
Một điều Van Giá Rẻ muốn lưu ý đến khách hàng khi tìm mua van hay các sản phẩm, phụ kiện cơ khí cho ngành nước – khí – hơi ở các khu chợ trời này là nên đi cùng 1 người chuyên môn. Người mua cũng nên nên tiếng hàng khảo sát giá trước khi quyết định mua. Bởi lái buôn ở đây là những người lâu năm, họ có thể nhìn ra khách hàng là người rành mạch hay gà mờ khi đến mua van chỉ sơ qua vài cái liếc mắc và câu hỏi. Và quan trọng lái buôn chợ trời thương không bảo hành nên khi khách hàng đã mua và ra về sử dụng có phát sinh lỗi kỹ thuật nào, họ có thể từ chối đổi – trả hay bảo hành hàng hóa. Do đó, 1 người chuyên môn đi kèm sẽ đưa ra gợi ý cho bạn khi mua, cùng như họ có thể biết nơi nào bán rẻ, bán tốt trong khu chợ để giúp bạn tiết kiệm thời gian – chi phí khi tìm mua.
Van công nghiệp nhái, van giả và van chính hãng
Tức là khi bạn nhìn thấy 1 loại van có thương hiệu phổ biến, nhưng chưa hẳn đấy là van chính hãng, vì có thể nó là van nhái, van giả thương hiệu van chính hãng có tiếng.

Phân biệt van giả và van thật
Về chất lượng: van giả hoàn toàn chất lượng kém hơn nhiều so với van thật. Vì sự cắt giảm trong chi phí sản xuất: sử dụng công nghệ kém, chất liệu pha trộn nhiều… Dẫn tới độ bền kém, hàng dễ nứt vỡ khi áp lực hệ thông cao, chịu nhiệt kém, hoạt động không ổn định – lúc được, lúc không.
Về giá cả: van giả có giá chỉ bằng 1/3 thậm chí rẻ hơn rất nhiều so giá van thật. Ví dụ: van điện từ UNI-D của Đài Loan giá thường từ 1 triệu đồng, trong khi van điện từ UNI-D của Trung Quốc nhái có giá chỉ khoảng vài trăm ngàn.
Về hình dáng: tùy theo mức độ làm giả của van, chúng ta có thể phân biệt được hoàn toàn hoặc 1 phần. Van giả có đường nét thô, van thật đường nét liền mạch. Van giả lớp sơn bong tróc tối, van thật sơn rắn chắc sáng. Van giả trọng lượng thường nhẹ trong khi van thật trọng lượng nặng hơn rất nhiều. van giả các tay vặn rung lắc hở, van thật tay vặn chắc vặn êm và khít.

Về chứng từ: tương tự như phần trên giữa van công nghiệp chính hãng và van chợ trời. Van giá sẽ không có, hoặc có chưng từ nhưng giả mạo: CO-CQ, packing list, phiếu bảo hành chính hãng… Những chứng từ này thường mờ, địa chỉ ma, thông số ma, chữ ký và con dấu cũng giả….
Lời kết: chúng tôi không đề cao van công nghiệp thật so với van giả hay van chính hãng so với van chợ trời. Bởi tùy theo kinh tế, túi tiền của người mua, họ sẽ quyết định mua loại rẻ hay loại mắc. Hoặc theo mục đích nhất định khách hàng sẽ chọn mua hàng nhái thay vì hàng thật. Do đó Van Giá Rẻ hướng đến cho, người mua, người tiêu dùng có những thông tin cơ bản để phân biệt, đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho nhu cầu, mục đích và túi tiền của mình.